NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA SMART PHONE VỚI TRẺ NHỎ
Cập nhật: 10-01-2019 03:36:21 | Tin tức sự kiện | Lượt xem: 1704
Nếu bạn đang lo lắng về việc nên hay không cho con dùng điện thoại thông minh, hoặc nếu bạn đang cảm thấy hối hận khi đã để con dùng điện thoại thông minh - vậy thì bạn không đơn độc.
Thực tế, đây cũng là điều mà tôi vô cùng lo lắng. Càng đọc nhiều về điện thoại thông minh và những tác động của nó với trẻ nhỏ, tôi càng quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng điện thoại thông minh của con.
Nó cũng chính là chủ đề quan trọng mà tôi muốn làm rõ trước khi những cậu bé, cô bé bằng tuổi con tôi (10 tuổi) cũng đang chuẩn bị được bố mẹ cho dùng điện thoại thông minh.
Sử dụng điện thoại thông minh khi còn nhỏ thực sự có nguy cơ dẫn trẻ tới những hệ lụy rất đáng quan ngại, và tôi tin đây là vấn đề không chỉ tôi, mà còn cả những bậc cha mẹ khác đang vô cùng quan tâm.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, điện thoại thông minh và các phương tiện truyền thông xã hội là một chất gây nghiện, nếu sử dụng chúng một cách không tiết chế, nó có thể sẽ thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau theo hướng tiêu cực. Thành thật mà nói, tôi cũng phải thừa nhận mình đang nghiện điện thoại thông minh và bị nó chi phối ra sao. Mỗi khi tôi đang buồn chán hoặc cần có một lựa chọn nào đó, thì điện thoại luôn là ưu tiên hàng đầu của tôi.
Nhưng điều đáng trách là tôi lại không hiểu điện thoại thông minh đã gây ra những tác động tiêu cực như thế nào đến con cái mình. Và tôi tin là tất cả người lớn chúng ta đều đang sai lầm khi coi thường lý do tại sao không nên cho trẻ dùng điện thoại thông minh.
Vậy điện thoại thông minh có ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu những lý do được liệt kê dưới đây.
Điện thoại thông minh khiến tuổi thơ của trẻ dần bị biến đổi:
Trẻ nhỏ ngày nay đang ngày một lười ra ngoài tiếp xúc với bạn bè và môi trường xung quanh. Thay vào đó, trẻ chỉ chăm chú dành hết thời gian cho chiếc điện thoại thông minh của mình. Trên thực tế, thống kê của tổ chức Kaiser đã chỉ ra rằng trẻ em trong độ tuổi 8-18 dành trung bình 7,5 giờ trước màn hình điện thoại mỗi ngày. Vậy là gần như toàn bộ thời gian của trẻ đã bị điện thoại thông minh chiếm dụng. Trẻ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần khi dùng điện thoại thông minh:
Jean Twenge - chuyên gia nghiên cứu sự khác biệt giữa các thế hệ đã cho thấy sự gia tăng sử dụng điện thoại thông minh và các phương tiện truyền thông xã hội là nguyên nhân khiến trẻ em rơi vào tình trạng khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Lý do tại sao tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, sử dụng ma túy và chất kích thích, lái xe tốc độ cao lại giảm, chính là bởi điện thoại thông minh. Tuy những tệ nạn này giảm xuống, nhưng điều đó lại chứng minh một thực tế rằng điện thoại thông minh đã ăn sâu vào cuộc sống và khiến trẻ nhỏ mê mẩn tới nỗi chẳng buồn ra ngoài mà gây ra những rắc rối trên.
Điện thoại thông minh là một chất gây nghiện:
Não bộ luôn có một sợi dây giúp ta tìm kiếm niềm vui, khi chúng ta tìm thấy nguồn vui, thì đó cũng là lúc ta không còn giữ được sự logic. Sự giải phóng dopamine khi ta vui hấp dẫn đến nỗi nó có thể thúc đẩy chúng ta đưa ra những lựa chọn chưa hẳn chính xác. Trong bài viết “Công nghệ đang cướp đoạt trí tuệ của bạn như thế nào”, Tristan Haws đã giải thích rằng việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh giống như việc bạn đang sở hữu một chiếc máy nhỏ trong túi.
Mỗi lần ta kiểm tra điện thoại và thấy dòng trạng thái mình đăng được like, hoặc đoạn email mình gửi được phản hồi tốt, lúc đó dopamine được giải phóng trong não khiến ta thêm nghiện các thiết bị công nghệ hiện đại. Điểm trái ngược với phần thưởng này là nỗi sợ bỏ lỡ cơ hội được hưởng - gọi tắt là hiện tượng FOMO (sợ mất tích). Cụ thể, theo nghiên cứu của Tristan Haws về hiện tượng FOMO, chúng ta ngày nay có xu hướng sợ mình bỏ lỡ một dòng trạng thái hoặc bị loại khỏi một group chat nhóm nào đó. Trẻ em thường khiến người lớn chúng ta cảm thấy áp lực khi phải cân nhắc xem nên hay không nên cho chúng những thứ chúng ta biết chắc rằng nó không thực sự cần thiết. Khi trẻ còn nhỏ, những thứ đó có thể là bánh kẹo, nước ngọt. Còn khi lớn hơn, đó rất có thể là một chiếc điện thoại thông minh.
Quyết định nên hay không nên cho con dùng điện thoại thông minh khiến không ít bậc cha mẹ đau đầu. Nhưng để có cho mình một lựa chọn chính xác nhất, hãy liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu mà một chiếc điện thoại thông minh có thể đem đến cho con bạn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên chuẩn bị tâm lý và giáo dục cho con những tình huống và cách phòng tránh những nguy cơ có thể xảy ra khi dùng điện thoại thông minh.